Quý 1/2020: Dự kiến khởi công cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (dài 55,7km) chính thức thông xe năm 2015, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết chỉ còn 4 giờ. Đồng thời, kích thích lượng du khách đến Bình Thuận tăng vọt, gần như gấp đôi sau mỗi năm.
Năm 2019, với thông tin cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sắp khởi công, Bình Thuận nhanh chóng vượt mặt các thị trường kỳ cựu để trở thành điểm đến sôi động nhất của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.
Hiện nay, toàn bộ thủ tục pháp lý và chuẩn bị cho cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết từ nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, bố trí nguồn vốn, chấp thuận chủ trương đầu tư… đều đã được hoàn thành. Tại buổi làm việc với bộ GTVT vào cuối tháng 9, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận cho biết từ tháng 1/2020 sẽ áp giá bồi thường đồng loạt, đồng thời hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sẵn sàng thi công.
Trước đó, trong tháng 8, nhà thầu Castalia Limited (New Zealand) đã được lựa chọn trúng thầu. Theo thông tin từ nhà thầu, vốn giải phóng mặt bằng là 800 tỷ đồng. Sau khi hoàn thiện giải phóng mặt bằng, dự kiến sớm nhất có thể vào Quý 1/2020 sẽ tiến hành thi công. Thời gian thi công trong 36 tháng, đến cuối 2023 sẽ hoàn thiện và đi vào sử dụng.
Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 14.356 tỷ đồng, dài khoảng 99km, quy hoạch 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h. Điểm đầu của tuyến cao tốc nằm trên tuyến đường từ Quốc lộ 1A, Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) và điểm cuối kết nối với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây để tạo ra mạch nối thông suốt từ TP.HCM đến thẳng Bình Thuận.
Ngoài tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, các thủ tục pháp lý và nguồn vốn bố trí cho sân bay Phan Thiết cũng đã cơ bản hoàn thành. Dự kiến dự án sẽ được chính thức khởi công vào cuối Quý 1/2020. Trong khi đó, khu Nam Bình Thuận cũng đang được hưởng lợi trực tiếp từ dự án sân bay Quốc tế Long Thành, dự kiến sẽ khởi công trễ nhất trong năm 2021.
Bất động sản nghỉ dưỡng đón sóng
Sau khi hoàn thành và chính thức đi vào vận hành cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Bình Thuận trung bình chỉ từ 1,5 – 2 giờ. Đây là cự ly lý tưởng để hình thành xu hướng sở hữu ngôi nhà thứ hai cạnh biển đang được ưa chuộng. Ngoài ra, cao tốc cũng kích thích du khách từ khu vực miền Tây và Đông Nam Bộ đến Bình Thuận đổi gió thay vì điểm đến đã quá quen thuộc như Vũng Tàu. Từ đó mang đến cho địa phương này thêm hàng triệu du khách thường xuyên và ổn định mỗi năm.
Nắm bắt thời cơ để trỗi dậy, trong năm 2019, Bình Thuận trở thành tỉnh thu hút vốn đầu tư dẫn đầu cả nước khi ký thỏa thuận ghi nhớ đầu tư cho 14 dự án với tổng vốn lên tới 19 tỷ USD và 30.696 tỷ đồng. Đây cũng là nguồn vốn khổng lồ chưa từng có trong lịch sử của bất cứ thành phố du lịch nào của Việt Nam, gấp đôi cả Kiên Giang với dự định hình thành đặc khu Phú Quốc từng khuấy động thị trường bất động sản trước đó.
Đón đầu xu thế, hàng loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng đang được khởi động rầm rộ tại Bình Thuận. Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng tăng giá của BĐS tại Bình Thuận vẫn còn rất lớn khi mặt bằng chung vẫn còn thấp hơn nhiều so với các thị trường gạo cội như Nha Trang, Phú Quốc hay Đà Nẵng.
Đáng chú ý, không chỉ Phan Thiết, Mũi Né sôi động, nhiều khu vực “ngủ quên” khác cũng bừng tỉnh giấc và gia nhập cuộc đua như Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Lagi,… Đặc biệt, khi cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đưa vào hoạt động, thời gian từ TP.HCM đến Kê Gà, Lagi rút ngắn chỉ còn xấp xỉ 1,5 giờ, còn gần hơn cả Phan Thiết. Bên cạnh đó, với tiềm năng du lịch còn nguyên sơ, khả năng “lột xác” của Kê Gà, Lagi là rất lớn.
Ngoài ra, tại Kê Gà cũng đang đón nhận nguồn lực đầu tư trực tiếp từ các dự án hạ tầng trọng điểm khác như dự án nâng cấp trục ven biển Quốc gia ĐT.719B đoạn Phan Thiết – Kê Gà; nâng cấp, mở rộng đường ĐT 719 đoạn Kê Gà – Tân Thiện; xây dựng sân bay Phan Thiết; xây dựng tuyến nối Quốc lộ 1A tại Km14 Hàm Kiệm đến ĐT 719; cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; cao tốc Nha Trang – Phan Thiết,…